Hướng dẫn cách bảo quản khu vực bếp

Các mẫu tủ bếp hiện nay rất đa dạng, đi kèm với tủ bếp còn có mặt đá và phụ kiện tủ bếp. Tủ bếp trước khi đưa vào sử dụng thường được xử lý kỹ trước khi gia công để đảm bảo tính đàn hồi, sức chịu ẩm, chịu nhiệt, mối mọt… Nhưng dù được xử lý tốt thì trong quá trình sử dụng chúng ta nên bảo quản cẩn thận để giữ được độ bền của tủ bếp.
Hướng dẫn cách bảo quản khu vực bếp
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản tủ bếp gỗ các loại và từng bộ phận tủ bếp.

1, Bảo quản tủ bếp gỗ tự nhiên

Tủ bếp gỗ tự nhiên tuy bền nhưng dưới tác động của những chất tẩy rửa hàng ngày sẽ khiến tuổi thọ của tủ bếp bị giảm đi. Vì vậy bạn cần chú ý những điều sau khi muốn bảo quản tủ bếp gỗ tự nhiên.

 


– Giữ không gian đặt tủ khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Tạo sự thông thoáng cho nhà bếp bằng cách dùng quạt thông gió.
– Hạn chế tiếp xúc bề mặt gỗ với nước. Nếu cần lau chùi tủ bếp gỗ tự nhiên, bạn nên dùng máy hút bụi rồi mới dùng khăn khô lau lại. Nếu vết bẩn cứng đầu phải dùng khăn ướt thì bạn phải dùng ngay khăn khô lau lại để tránh nước thẩm thấu vào gỗ.
– Cần vệ sinh cả trong và ngoài tủ để tránh vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Cách làm bóng tủ bếp: Bạn có thể dùng khăn mềm thấm sữa bò hoặc thấm dung dịch giấm với nước theo tỉ lệ 1:4. Tần suất là khoảng 2 tháng 1 lần.

2, Bảo quản tủ bếp gỗ công nghiệp

 


– Đối với tủ bếp gỗ công nghiệp acrylic bóng gương thì cần vệ sinh nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh trầy xước.
Có thể dùng nước tẩy rửa chuyên dụng để lau chùi mặt tủ bếp.
– Luôn giữ cho phòng bếp khô ráo, thông thoáng, vật dụng trong bếp cần lau chùi khô trước khi để vào tủ.
– Cách khắc phục tủ bếp gỗ công nghiệp sơn PU bị ngả màu Dùng kem đánh răng hoặc dạng bột thuốc nhẹ nhàng hoặc có thể dùng khăn thấm nước trà tàu để lau bề mặt tủ bếp sơn PU.

3, Bảo quản mặt đá tủ bếp

 


– Tủ bếp thường dùng 2 loại mặt đá là đá tự nhiên và đá nhân tạo. Để vệ sinh mặt đá bạn cần dùng nước tẩy rửa chuyên dụng, hoặc có thể dùng khăn thấm giấm để lau chùi vết bẩn cứng đầu, sau đó lau lại bằng nước tẩy rửa.

4, Bảo quản phụ kiện kim loại

 


– Phụ kiện thường dùng cho nhà bếp như bản lề, tay nâng, tay co, đinh vít, khay, rây…. làm bằng kim loại nên rất dễ bị oxy hóa, hay gỉ sét nếu gặp nước. Để vệ sinh bảo quản những bộ phận này, bạn nên chú ý những điểm sau:
– Giữ phụ kiện kim loại luôn khô ráo
– Không nên dùng lọ kim loại để đựng muối, mắm, để tránh bị ăn mòn, rỉ sét.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây